Chuyên gia chia sẻ: Bí quyết tràn đầy năng lượng cho ngày mới

Một ngày mới bắt đầu với tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng, có lẽ đó là mong muốn, là mơ ước của tất cả mọi người. Bởi, một tầm hồn khỏe mạnh, vui tươi lạc quan, chỉ có thể có trong một thân thể cường tráng.

Như vậy, làm gì để có một nguồn năng lượng tích cực, một sức khỏe bền bỉ, dẻo dai cho một ngày mới?

Mời bạn đọc hãy cùng lắng nghe phần tư vấn hữu ích của BS.CKII ĐỖ THỊ NGỌC DIỆP – PHÓ CHỦ TỊCH HỘI DINH DƯỠNG VN – CHỦ TỊCH HỘI DINH DƯỠNG THỰC PHẨM TP HCM trong buổi tọa đàm sức khỏe: “ NĂNG LƯỢNG CHO NGÀY MỚI”.

1. Nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể được tạo ra như thế nào?

Năng lượng được đưa vào cơ thể bằng thực phẩm. Năng lượng được tạo ra từ 3 nhóm sinh năng lượng chính, mỗi chất sinh năng lượng sẽ có vai trò với nhu cầu liều lượng khác nhau từ các nguồn thực phẩm.

  • Protein (chất đạm): 1 gam Protein cung cấp 4 Kcal.

Protein có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, tôm, cua,trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hến, phủ tạng… Protein từ động vật có giá trị sinh học cao hơn protein từ thực vật. Lượng protein trong thịt dao động khoảng từ 18-22% tùy từng loại thịt. Protein cũng có trong những thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc vừng, gạo.

  • Lipid (chất béo): 1 gam Lipid cung cấp 9 Kcal

Thức ăn có nguồn gốc động vật có hàm lượng lipid cao là thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, pho mát, lòng đỏ trứng… Thực phẩm có nguồn gốc thực vật có hàm lượng lipid cao là dầu thực vật, lạc, vừng, đậu tương, hạt điều, hạt dẻ, cùi dừa, socola…

  • Glucid (chất bột đường): 1 gam glucid cung cấp 4 Kcal.

Các thức ăn có nguồn gốc thực vật là nguồn cung cấp glucid của khẩu phần như gạo, ngũ cốc và các sản phẩm từ gạo, ngũ cốc. Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật cung cấp glucid không đáng kể. Glucid trong thức ăn có nguồn gốc động vật là glycogen và lactose.

BS Diệp khuyên rằng cơ thể thường có năng lượng dự trữ nhưng năng lượng ngày mới không nên lấy từ năng lượng dự trữ mà nên lấy từ thực phẩm đưa vào cơ thể.

2. Nhu cầu năng lượng của cơ thể

Năng lượng tiêu hao bao gồm cho 3 thành tố chính sau đây:

  • Năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ bản: Đây là phần năng lượng tiêu hao nhiều nhất ở mọi cá thể, chiếm khoảng 60-70% tiêu hao năng lượng hàng ngày. Chuyển hóa cơ bản là năng lượng cơ thể tiêu hao trong điều kiện nghỉ ngơi, không tiêu hoá, không vận cơ, không điều nhiệt. Đó là nhiệt lượng cần thiết để duy trì các chức phận sống của cơ thể nhờ: tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, duy trì thân nhiệt.
  • Năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực: Tiêu hao năng lượng cho hoạt động thể lực phụ thuộc vào hình thức và mức độ hoạt động thể chấtcũng như là thời gian cho từng hoạt động đó.
  • Năng lượng tiêu hao cho việc đáp ứng với các tác nhân bên ngoài như thực phẩm, lạnh, stress, và thuốc: Sau khi ăn, thức ăn có tác dụng làm tăng quá trình chuyển hoá của cơ thể và nhu cầu năng lượng cho việc tiêu hoá, hấp thu, vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào. Năng lượng cần thiết liên quan đến tiếp nhận thức ăn dao động từ 5% – 10% nhu cầu năng lượng cơ bản.

Nhu cầu năng lượng của cơ thể của mỗi người sẽ khác nhau dựa theo tuổi tác, giới tính, cân nặng, mức độ hoạt động và nhiều yếu tố khác.

+ Càng lớn tuổi thì nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng giảm

+ Nam có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nữ

+ Phụ nữ mang thai nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng theo thai kì

BS Diệp nhấn mạnh rằng người lao động trí óc về cơ bản có nhu cầu dinh dưỡng như người lao động nhẹ nhưng não bộ sử dụng năng lượng nhiều chiếm 20% tổng năng lượng cơ thể . Do vậy nếu người lao động trí óc không chú ý  đến cung cấp năng lượng sẽ rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, khó tập trung và hiệu suất làm việc kém.

3. Làm gì để có một nguồn năng lượng tích cực, một sức khỏe bền bỉ, dẻo dai cho một ngày mới?

– Ăn đủ 6 nhóm thực phẩm cơ bản để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể: nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, rau, trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa

– Duy trì yếu tố nền tảng năng lượng thông qua bổ sung vitamin: A, B1,PP,C,D,E, tiền vitamin A và chất khoáng: Ca, P, Mg, Mn, Zn, Fe

– Đánh giá về quan điểm dùng Nhân sâm như một lựa chọn bồi bổ thể chất, tăng cường năng lượng, BS Diệp cho rằng với cơ thể mệt mỏi thì dùng nhân sâm là điều dễ hiểu vì có nhiều bằng chứng khoa học về các tác dụng có lợi cho sức khỏe của Nhân sâm. Nhân sâm (tên khoa học là Panax Ginseng C.A Mey Araliaceae) tham gia vào quá trình chuyển hóa chất trong tế bào, giải phóng năng lượng dưới dạng ATP giúp cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động, giảm mệt mỏi. Các nghiên cứu mới hơn cho thấy nhân sâm còn có tác dụng điều hòa miễn dịch thông qua việc tác động lên các tế bào miễn dịch ( lympho B, lympho T). Ngoài ra nhân sâm có tác dụng điều hòa huyết áp và đường huyết, điều hòa căng thẳng, giải độc cơ thể.

Bạch quả và việt quất cũng là những thảo dược hiệu quả mang lại lợi ích sức khỏe, mang lại năng lượng ngày mới. Bạch quả ( Gingko biloba) hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não, chống gốc tự do, bảo vệ tế bào nội mạc mạch máu, giúp lượng máu mang oxy và các chất dinh dưỡng lên não, cung cấp năng lượng não bộ. Việt quất (Blueberry) với hoạt chính là anthocyanin có tác dụng chống oxy mạnh, bắt các gốc tự do tốt. Với trọng lượng phân tử bé, anthocyanin đi qua hàng rào tốt giúp tăng tuần hoàn máu não, bảo vệ tế bào mạch máu não.

Như vậy: Năng lượng có vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của con người. Theo đó, chúng ta cần phải cung cấp năng lượng hàng ngày cho cơ thể, đồng thời cân bằng năng lượng ăn vào, năng lượng tiêu hao và năng lượng dự trữ để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe lâu dài. Trong xã hội hiện đại, khi mọi người quan tâm nhiều hơn đến các loại thảo dược bồi bổ cơ thể, tăng cường năng lượng cho não bộ và cơ thể  thì Nhân sâm, bạch quả, việt quất là  những loại thảo dược được tin dùng .

 

Xem đầy đủ phần chia sẻ của BS https://youtu.be/PPWoDhFPle0 tại đây:

0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Mua ngay

    Đăng Kí Nhận Khuyến Mãi
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x