Tình trạng tăng huyết áp đang trở nên phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp, kể cả trẻ em và người trẻ tuổi. (1)
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh tăng huyết áp và mỗi năm có khoảng 9,4 triệu người mắc tăng huyết áp đã tử vong. Tại Việt Nam, có khoảng 12 triệu người mắc tăng huyết áp, cứ 5 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp. Tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ tương đối cao bệnh nhân chưa được phát hiện bệnh hoặc đã phát hiện nhưng chưa kiểm soát được bệnh.
Duy trì sức khỏe tốt luôn là thách thức đối với những bệnh nhân tăng huyết áp. So với người bình thường, bệnh nhân tăng huyết áp cần chú trọng hơn trong việc cân bằng chế độ ăn uống, luyện tập và kiểm soát căng thẳng. Việc tăng cường sức khỏe cho những người mắc bệnh này đòi hỏi sự kiên trì và lựa chọn những phương pháp hỗ trợ phù hợp. Trong số những giải pháp tự nhiên được khuyến nghị, Đông trùng hạ thảo nổi bật như một lựa chọn an toàn và hiệu quả.
Huyết áp là một chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể. Số đo huyết áp được biểu diễn bằng đơn vị mmHg bao gồm 2 trị số: huyết áp tâm thu (số ở trên) nói lên khả năng bơm máu của tim, trị số huyết áp tâm trương (số ở dưới) nói lên trương lực của động mạch để duy trì dòng máu chảy trong hệ thống mạch máu.
Bình thường số đo huyết áp tâm thu dao động từ 90 – 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 – 89 mmHg. Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý trong đó trị số huyết áp lúc nghỉ cao hơn mức bình thường: huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề: Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim, tai biến mạch não,…. và tử vong.
Để điều trị tăng huyết áp, ngoài tuân thủ chỉ định dùng thuốc, người bệnh cần chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt và lối sống bao gồm:
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng thêm các thảo dược, thực phẩm bổ sung nhằm hỗ trợ ổn định huyết áp, giảm thiểu nguy cơ gây ra các biến chứng.
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của loài bướm đêm chi Thitarodes. Vào mùa đông, bào tử nấm bắt đầu ký sinh vào ấu trùng bướm đêm và sử dụng nguồn dinh dưỡng của chúng cho tới lúc chết. Khi hè đến, tiết trời ấm áp, nấm bắt đầu phát triển, mọc ra từ đầu con sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất.
Đông trùng hạ thảo chỉ được phát hiện vào mùa hè ở một số cao nguyên xung quanh dãy Himalaya có độ cao từ 3.500 – 5.000m so với mực nước biển như Tây Tạng, Bhutan, Nepal,…
Theo Đông y: Đông trùng hạ thảo được coi là một dược liệu truyền thống của Trung Hoa và hỗ trợ đẩy lùi nhiều bệnh nan y. Đông trùng hạ thảo hỗ trợ đẩy lùi các chứng rối loạn lipid máu, viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính và thiểu năng sinh dục. Tại Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải, Đông trùng hạ thảo đã được dùng để hỗ trợ cải thiện liệt dương có hiệu quả tốt.
Theo Tây y: Các hoạt chất dược liệu của loại nấm Đông trùng hạ thảo ứng dụng trong hỗ trợ đẩy lùi ̣bệnh và nâng cao sức khỏe con người, có thể kể đến như polysccharide, adenosine, beta-glucan, acid cordycepic, … có vai trò trong ức chế khối u, kháng viêm, chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường miễn dịch, …
Câu trả lời là CÓ THỂ DÙNG ĐƯỢC. Ngoài những công dụng tuyệt vời vừa nêu trên, đông trùng hạ thảo cũng là một loại dược liệu rất tốt cho tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo cũng có những lợi ích (4):
Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến trong cộng đồng và mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Bệnh nhân tăng huyết áp nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc đều đặn để mức huyết áp luôn trong phạm vi an toàn. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị thì việc dùng thêm những thảo dược quý như Đông trùng hạ thảo cũng là một lựa chọn rất có lợi cho người tăng huyết áp.