NHÂN SÂM – VỊ THUỐC “THƯỢNG PHẨM” CHO NGƯỜI SUY NHƯỢC

Khi nhắc tới các vị thuốc đông y, không ai là không biết tới Tứ đại danh dược “ Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Khái niệm Tứ đại danh dược đã được nhắc đến trong các cuốn sách cổ về dược liệu như Thần nông bản thảo kinh, Bản thảo cương mục, Bản thảo cương mục thập di. Sâm – Nhung – Quế – Phụ, ở đây là các dược liệu nhân sâm, nhung hươu, nhục quế, phụ tử là rễ ô quy đầu.(1)

Điểm chung của những dược liệu này đều giàu dược chất, giúp bồi bổ nguyên khí, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.(1)

Là vị thuốc đứng đầu 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y, nhân sâm giúp đại bổ nguyên khí cho người suy nhược cơ thể, giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng thần kinh, tặng cường  năng lượng, tăng đề kháng. Đặc biệt là phần rễ của nhân sâm có hiệu quả rất tốt trong việc điều hòa huyết áp.(2)

Nhân sâm là loài cây mọc hoang hoặc được trồng ở những vùng cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh, còn được gọi với các tên khác là viên sâm, dã nhân sâm, sâm cao ly, sâm triều tiên. Tên khoa họcPanax ginseng C. A. Mey Araliaceae (họ Ngũ gia bì)(2,3).

Bộ phận dùng làm dược liệu là rễ củ (Radix Panacis), thường chỉ dùng làm thuốc các củ từ 4-6 tuổi. Có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Đào củ, rửa sạch đất cát, chần qua nước sôi, cắt bỏ rễ con và bỏ lớp vỏ ngoài, phơi sấy khô để có bạch sâm. Các củ tốt có thể chế biến thành hồng sâm bằng cách hấp rồi phơi hay sấy khô(3).

Thành phần hóa học của nhân sâm là saponin (chủ yếu là các ginsenosid), polysaccharid, tinh dầu, hợp chất polyacetylen, gintonin….(3)
Ginsenosid chính của Nhân sâm là G-Rg1 và Rb1 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe(3).

Những tác dụng đã được chứng minh của nhân sâm bao gồm:

1/ Giảm mệt mỏi, bồi bổ cơ thể

Theo đông y, nhân sâm là vị thuốc đại bổ nguyên khí, lợi về các kinh tỳ, phế, tâm. Nhân sâm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi.(2)

Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh nhân sâm là thảo dược hiệu quả cho việc giảm mệt mỏi, bồi bổ cơ thể, tăng cường năng lượng thông qua tác dụng chống oxy hóa, điều chỉnh quá trình chuyển hóa carbohydrate, ức chế sự tích tụ các chất chuyển hóa, thúc đẩy chức năng ty thể, bảo vệ thần kinh và điều chỉnh rối loạn dẫn truyền thần kinh. Hoạt chất chính ginsenosid giúp cải thiện chức năng chuyển hóa cơ xương, gia tăng hàm lượng ATP và tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa năng lượng.(4,5,6)

2/ Bảo vệ thần kinh, giảm căng thẳng thần kinh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhân sâm có tính chất bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ, khả năng nhận thức và ức chế sự thoái hóa thần kinh (như bệnh Alzheimer’s, Parkinson…). Hoạt chất ginsenosid Rb1 và Rg1 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tác dụng này.(7)

Nhân sâm có thể giúp chúng ta tỉnh táo về tinh thần, thay đổi  tâm trạng và giảm mệt mỏi. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe. Nhân sâm giúp điều hòa trục dưới đồi – tuyến yến – thượng thận hiệu quả.(8)

nhan-sam-giu-bao-ve-te-bao-than-kinh

Nhân sâm giúp bảo vệ tế bào thần kinh

Trong một thử nghiệm trên chuột, nhân sâm được đánh giá so sánh với bạch quả trong việc giảm căng thẳng thần kinh. (Bạch quả vốn là thảo dược nổi tiếng tốt cho trí não giúp tăng cường tuần hoàn máu não). Kết quả cho thấy với các căng thẳng cấp tính, bạch quả hiệu quả rõ rệt nhưng với các căng thẳng mãn tính thì nhân sâm lại là lưa chọn tốt hơn. Như vậy việc kết hợp nhân sâm với bạch quả cho thấy hiệu quả rõ ràng trong cải thiện căng thẳng cấp và mãn tính.(9)

3/ Kích thích miễn dịch

Tác dụng nhân sâm là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể thông qua việc điều chỉnh từng loại tế bào miễn dịch bao gồm đại thực bào, tế bào bạch cầu Lympho T, B và NK và tế bào đuôi gai. Từ đó Nhân sâm giúp duy trì cân bằng nội môi của hệ thống miễn dịch và tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể chống lại bệnh tật do sự tấn công của vi khuẩn, vi rút và các bệnh truyền nhiễm khác.(10)

4/ Hạ đường huyết

Nhân sâm làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, tăng nồng độ insulin huyết thanh, và cải thiện quá trình chuyển hóa glucose. Nhân sâm được coi là thảo dược hiệu quả kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường.(11)

5/ Chống ung thư

Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo nghiên cứu tổng hợp dữ liệu liên quan đến 7.436 trường hợp và 334.544 người tham gia  đã chỉ ra rằng, nguy cơ phát triển ung thư thấp hơn đáng kể 16% ở những bệnh nhân sử dụng nhân sâm. Thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u bằng cách ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư.(12,13)

Lưu ý khi dùng nhân sâm(14)

Nhân sâm làm tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp, tăng hưng phấn thần kinh, tăng sức lực, tăng khả năng lao động… Cho nên, chỉ sử dụng vào buổi sáng hoặc chiều, không sử dụng vào buổi tối, để cơ thể được nghỉ ngơi tốt hơn.

Không nên dùng nhân sâm cùng với củ cải, cà phê, chè và những chất kích thích thần kinh khác làm giảm tác dụng của nhân sâm.

Những người nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm(2)

Nhân sâm là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải có thể sử dụng cho mọi đối tượng được. Một số nhóm người không sử dụng được nhân sâm như:

  • Người thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.
  • Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp cũng không nên sử dụng.
  • Phụ nữ trước khi sinh nở cũng không nên dùng nhân sâm.
  • Người hay mất ngủ nhưng sức đề kháng yếu mà muốn dùng nhân sâmnên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (hay là đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn.
  • Trẻ em có thể trạng yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ có nguy cơ bị kích dục sớm.

Với nhiều lợi ích sức khỏe, nhân sâm được sử dụng khá phổ biến: trực tiếp sâm tươi hay bạch sâm hay hồng sâm, hoặc dạng trà, nước uống, viên nén, viên nang mềm….. và được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác giúp tăng cường tác dụng lẫn nhau.

Hiện nay có sự  kết hợp độc đáo của nhân sâm với các thảo dược khác như  bạch quả ( thần dược cho trí não, tăng tuần hoàn máu não), việt quất ( trái cây “vua” chống oxy hóa, chống lão hóa), và omega 3 ( DHA và EPA – hỗ trợ cải thiện cholesterol máu), và vitamin khoáng chất ( bổ sung vitamin, vi chất cho miễn dịch và hoạt động chuyển hóa tế bào) với liều lượng thích hợp và đóng gói thuận tiện dưới dạng viên nang mềm ….để sử dụng hàng ngày giúp hỗ trợ tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể , thiếu máu não, tăng cường năng lượng, tăng sự tỉnh táo….

Người bệnh nên tìm hiểu thông tin sản phẩm kĩ càng, lựa chọn sản phẩm từ các công ty sản xuất dược phẩm uy tín, có kinh nghiệm sản xuất với những sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao.

 

Tài liệu tham khảo:

1. https://tracuuduoclieu.vn/sam-nhung-que-phu-tu-dai-danh-duoc-trong-dong-y.html
2. https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/tac-dung-cua-nhan-sam-voi-suc-khoe/
3. https://mplant.ump.edu.vn/index.php/nhan-sam-panax-ginseng-araliaceae/
4. Noël M. Arring, Denise Millstine, Lisa A. Marks and Lillian M. Nail, Ginseng as a Treatment for Fatigue: A Systematic Review, The Journal of Alternative and Complementary Medicine, 24(2018), pp 624-633
5. Shan-Jun Tan , Ning Li , Feng Zhou , Qian-Tong Dong , Xiao-Dong Zhang , Bi-Cheng Chen , Zhen Yu , Ginsenoside Rb1 improves energy metabolism in the skeletal muscle of an animal model of postoperative fatigue syndrome, J Surg Res, 191(2014), pp 344-349
6. Ting-Yu Jin, Pei-Qing Rong, Hai-Yong Liang, Pei-Pei Zhang, Guo-Qing Zheng* and Yan Lin*, Clinical and Preclinical Systematic Review of Panax ginseng C. A. Mey and Its Compounds for Fatigue, Front. Pharmacol, Sec. Ethnopharmacology (2020)
7. Natasya Trivena Rokot, 1 Timothy Sean Kairupan, 1 , 2 Kai-Chun Cheng, 1 Joshua Runtuwene, 1 , 2 Nova Hellen Kapantow, 2 Marie Amitani, 1 Akinori Morinaga, 1 Haruka Amitani, 1 Akihiro Asakawa, 1 and Akio Inui 1 , A Role of Ginseng and Its Constituents in the Treatment of Central Nervous System Disorders, Evid Based Complement Alternat Med (2016)
8. Seungyeop Lee and Dong-Kwon Rhee∗, Effects of ginseng on stress-related depression, anxiety, and the hypothalamic–pituitary–adrenal axis, J Ginseng Res, 41(2017), pp 589–594.
9. Deepak Rai1 , Gitika Bhatia2 , Tuhinadri Sen3 , and Gautam Palit1,*, Anti-stress Effects of Ginkgo biloba and Panax ginseng: a Comparative Study, J Pharmacol Sci 93 (2003), pp 458 – 464.
10. Soowon Kang and Hyeyoung Min*, Ginseng, the ‘Immunity Boost’: The Effects of Panax ginseng on Immune System, J Ginseng Res, 36(2012), pp 354–368.
11. Vladimir Vuksan 1, Mi-Kyung Sung, John L Sievenpiper, P Mark Stavro, Alexandra L Jenkins, Marco Di Buono, Kwang-Seung Lee, Lawrence A Leiter, Ki Yeul Nam, John T Arnason, Melody Choi, Asima Naeem, Korean red ginseng (Panax ginseng) improves glucose and insulin regulation in well-controlled, type 2 diabetes: results of a randomized, double-blind, placebo-controlled study of efficacy and safety, Nutr Metab Cardiovasc Dis, 18 ( 2008), pp 46-56.
12. Xin Jin, Dao-biao Che, Zhen-hai Zhang, Hong-mei Yan, Zeng-yong Jia, and Xiao-bin Jia, Ginseng consumption and risk of cancer: A meta-analysis, J Ginseng Res. 40(2016), pp 269–277.
13. Chong-Zhi Wang, Samantha Anderson , Wei DU, Tong-Chuan He, Chun-Su Yuan, Red ginseng and cancer treatment, Chin J Nat Med, 14(2016), pp 7-16.
14. https://suckhoedoisong.vn/nhan-sam-vi-thuoc-bo-nhung-khong-phai-ai-cung-dung-duoc-169220823101805659.htm

0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Mua ngay
Cách giảm đau khớp để có giấc ngủ ngon
Xem ngay
Cảnh báo thói quen gây thiếu máu não
Xem ngay
Bí quyết giữ gìn sức khỏe trong mùa thu
Xem ngay

    Đăng Kí Nhận Khuyến Mãi
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x