Việt Nam đang trải qua năm thứ ba của đại dịch Covid-19, cuộc sống đang trở lại bình thường mới với những tác động nặng nề đến sức khỏe thể lực và trí lực mà Covid-19 để lại. Nhiều bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện(1). Lo sợ nhiễm Covid-19, hay sự tái nhiễm Covid-19 do sự phức tạp khó lường của các biến thể mới, hay thậm chí là những đại dịch khác trong tương lai đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất là nên quan tâm cả bộ đôi thể lực và trí lực giúp cơ thể vững vàng vượt qua mọi biến cố. Cùng tìm hiểu một số giải pháp giúp tăng cường thể lực và trí lực mùa Covid đơn giản mà hiệu quả.
Lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung, làm việc năng suất giảm. Thậm chí trầm cảm hay ăn uống thất thường, ăn không ngon miệng, cảm giác mất sức, khả năng miễn dịch kém… Đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị suy giảm về thể lực và trí lực.
Hội chứng hậu Covid-19(1): xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, phổ biến nhất là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức gây tình trạng sương mù não (suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung).
Ngoài ra còn có sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban… Hay các triệu chứng tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ.
– Suy nhược cơ thể(2): còn gọi là Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS). Đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi cực độ kéo dài. Có thể ít nhất là 6 tháng mà không thể giải thích bằng một bệnh lý tiềm ẩn và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Xảy ra ở mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới, thường gặp ở nhân viên văn phòng, người cao tuổi do lao lực và ăn uống thất thường.
Ngoài mệt mỏi kéo dài, người bị suy nhược cơ thể còn có thể bị đau đầu, chóng mặt, choáng váng,đau mỏi cơ bắp, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm lý, dễ chán nản, thất vọng, mất hứng thú…
– Thiểu năng tuần hoàn não(3): còn gọi là thiếu máu não nhất thời, xảy ra đột ngột do máu tới nuôi tế bào não bị thiếu, ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ thần kinh trung ương. Bệnh thường có xu hướng lặp đi, lặp lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm. Thường gặp ở người trung niên, cao tuổi và người lao động trí óc.
Nhức đầu: là triệu chứng phổ biến nhất và sớm nhất. Tính chất đau lan tỏa, có tính co thắt hoặc khu trú vùng chẩm gáy – trán. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, dị cảm, mất ngủ, ngủ kém, giảm sự chú ý, hay đãng trí; giảm trí nhớ dần, dễ bực bội, dễ xúc động….. Nguy hiểm hơn khi trở nặng, người bệnh sẽ nói lắp, mất trí nhớ và có khả năng đột quỵ dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.
– Rối loạn tiền đình(4): Là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.
Ngoài việc ngủ đủ giấc, ăn uống cân đối và tập luyện thể dục thể thao vừa phải thì việc tăng cường thể lực, trí lực bằng các loại thảo dược rất được ưa chuộng. Dưới đây là 3 loại thảo dược giúp tăng cường thể lực và trí lực rất hiệu quả.
– Nhân sâm (Ginseng): là một vị thuốc quý đại bổ nguyên khí, đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y: Sâm, Nhung, Quế, Phụ(5). Ginsenoside là hoạt chất sinh học chính trong nhân sâm mang lại nhiều tác dụng đã được chứng minh(6).
+ Nhân sâm giúp giảm căng thẳng thần kinh, giúp tỉnh táo, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi(7,8)
+ Nhân sâm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhân sâm giúp điều chỉnh hệ miễn dịch của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút(9). Nhân sâm là vị thuốc cổ truyền được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV 2(10)
+ Nhân sâm còn có tác dụng giảm đáng kể lượng đường trong máu, giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu), ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư(11,12,13)
– Bạch quả (Ginkgo biloba): giúp hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, làm giảm đau đầu và cải thiện chức năng não(14,15).
Ngoài ra bạch quả chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao – đây là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ vô hiệu hóa tác hại của các gốc tự do – thủ phạm đẩy nhanh quá trình lão hóa và phát triển các triệu chứng bệnh thần kinh cũng như các cơ quan khác của cơ thể.(16)
– Việt quất (Blueberry): được mệnh danh là vua của các loại thực phẩm tự nhiên có khả năng chống oxy hóa (17). Các hoạt chất sinh học quý trong quả Việt quất như Anthocyanin, Pterostilbene. Chúng có thể đi qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do và chống lại các loại bệnh liên quan như Alzheimer, sa sút trí tuệ và các bệnh lý mạch máu (18).
Một nghiên cứu kéo dài 6 năm ở hơn 16.000 người lớn tuổi cho thấy việc sử dụng quả việt quất có liên quan đến việc chậm lão hóa thần kinh lên đến 2,5 năm(19).
Việc lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ chứa 3 loại thảo dược trên sẽ lại Tác dụng kép – tăng cường cả Thể chất và trí não. Tăng hiệu quả đẩy lùi mệt mỏi, hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ hoạt huyết và giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não.
Nên chọn các công ty sản xuất uy tín với nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng: nguyên liệu đạt chuẩn, nhà máy hiện đại… Sản phẩm bào chế với liều lượng thích hợp cho việc bổ sung hàng ngày và an toàn cho đa số người sử dụng.
1. https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tai-lieu-truyen-thong/hieu-them-ve-di-chung-hau-covid19-cung-tim-cach-vuot-qua-842b86822d452cd0004d5398726e2d9b.html
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-canh-bao-suy-nhuoc-co/
3. https://www.vinmec.com/vi/benh/thieu-nang-tuan-hoan-nao-3259/
4. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/roi-loan-tien-dinh-la-benh-gi/
5. https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/tac-dung-cua-nhan-sam-voi-suc-khoe/
6. Ji HyeKim1☆,Young-SuYi2☆,Mi-YeonKim3,Jae YoulCho1
Role of ginsenosides, the main active components of Panax ginseng, in inflammatory responses and diseases
Journal of Ginseng Research, Volume 41 (2017), pp. 435-443
7. Noe ̈l M. Arring, DNP, RN, OCN,1,*Denise Millstine, MD,2,3Lisa A. Marks, MLS, AHIP,4and Lillian M. Nail, PhD, RN, FAAN
Ginseng as a Treatment for Fatigue: A Systematic Review
THE JOURNAL OF ALTERNATIVE AND COMPLEMENTARY MEDICINE, Volume 24(2018), pp. 624–633
8. Sergiy Oliynyk and Seikwan Oh*
Actoprotective effect of ginseng: improving mental and physical performance
J Ginseng Res. 37(2013), pp.144–166
9. Soowon Kangand Hyeyoung Min*
Ginseng, the ‘Immunity Boost’: The Effects of Panax ginseng on Immune System
J Ginseng Res. 36(2012),pp. 354–368.
10. Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2
Viện dược liệu, Bộ y tế
11. Seung Hwan Kim, Kyung-Shin Park
Effects of Panax ginseng extract on lipid metabolism in humans
Pharmacological Research 48(2003),pp. 511-513
12. John Zeqi Luo1and Luguang Luo2
Ginseng on Hyperglycemia: Effects and Mechanisms
Evid Based Complement Alternat Med, 6(2009),pp. 423–427.
13. Chong-Zhi Wang1, Samantha Anderson 2, Wei DU 3, Tong-Chuan He 4, Chun-Su Yuan 5
Red ginseng and cancer treatment
Chin J Nat Med, 14(2016), pp.7-16
14. Yuzhou Wu, Shuqin Li, Wei Cui, Xiuguang Zu, Jun Du, Fengfei Wang
Ginkgo biloba extract improves coronary blood flow in healthy elderly adults: role of endothelium-dependent vasodilation
Phytomedicine, 15(2008), pp.164-169.
15. Alarcos Cieza, Petra Maier, Ernst Pöppel
Effects of Ginkgo biloba on mental functioning in healthy volunteers
Arch Med Res, 34(2003), pp.373-381.
16. T. Droy-Lefaix
Effect of the antioxidant action of Ginkgo biloba extract (EGb 761) on aging and oxidative stress
Age (Omaha), 20(1997), pp.141–149.
17. R L Prior, G Cao, R L Prior, G Cao
Analysis of botanicals and dietary supplements for antioxidant capacity: a review
J AOAC Int. Jul-Aug, 83(2000), pp.950-956.
18. https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1013/blueberry
19. Elizabeth E. Devore ScD,Jae Hee Kang ScD,Monique M. B. Breteler MD, PhD,Francine Grodstein ScD
Dietary intakes of berries and flavonoids in relation to cognitive decline
Annals of Neurology, 72(2012), pp.135-143