Hồi phục hậu Covid – Đơn giản mà hiệu quả

Mặc dù hầu hết những bệnh nhân COVID-19 sẽ cảm thấy khỏe hơn trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh, một vài người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID. Tình trạng hậu COVID xuất hiện từ bốn tuần trở lên sau khi bị nhiễm virus COVID-19 lần đầu tiên, có thể là các triệu chứng mới hay các triệu chứng cũ bị tái phát hoặc tiến triển.

Thậm chí những người mắc COVID-19 mà không có triệu chứng vẫn có thể gặp hội chứng hậu COVID. Những tình trạng này có thể xuất hiện ở các dạng khác nhau và có thể bị cùng lúc một vài triệu chứng trong các thời gian khác nhau.

Hội chứng hậu COVID có thể được biết đến như di chứng của COVID, hội chứng COVID kéo dài, hậu COVID-19 cấp tính, tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mạn tính.

Một số triệu chứng đã được ghi nhận bao gồm (1):

  • Khó thở hoặc hụt hơi.
  • Mệt mỏi , suy nhược.
  • Các triệu chứng bị trầm trọng hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần (hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức)
  • Khó tập trung suy nghĩ (hay còn được nhắc đến bởi thuật ngữ “brain fox”)
  • Ho
  • Tức ngực hoặc đau dạ dày
  • Đau đầu
  • Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là đánh trống ngực)
  • Đau cơ hay đau khớp
  • Cảm giác tê râm ran
  • Tiêu chảy
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Sốt
  • Chóng mặt khi đứng dậy (hoa mắt choáng váng)
  • Phát ban
  • Thay đổi tâm trạng
  • Thay đổi vị giác và khứu giác
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

hoi-chung-hau-covid

* Theo The International Symptom Survey.(2),(3)

Việc mắc phải hoặc chăm sóc người bị di chứng hậu COVID có thể rất vất vả. Đặc biệt là khi có khá ít giải pháp hiệu quả tức thời. Các chuyên gia vẫn đang xác định loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hội chứng này.(4)

Dù vậy, xin điểm ra một số cách giúp giảm bớt các gánh nặng cho người mắc phải di chứng hậu COVID – một hội chứng còn mới và chưa có nhiều thông tin.

 

1/ Ứng phó với Stress

Bạn có thể thử các cách sau để kiểm soát và đối phó với Stress liên quan đến di chứng hậu COVID (4):

– Ngừng xem, đọc hoặc nghe những tin tức tiêu cực, bao gồm cả trên mạng truyền thông xã hội. Việc nghe đi nghe lại về đại dịch COVID-19 có thể khiến bạn hoang mang.

ung-pho-hau-covid

– Chú trọng chăm sóc cơ thể

    • Thường xuyên hít thở sâu, vươn vai, thiền, hoặc thực hành chánh niệm.
    • Cố gắng ăn các bữa ăn lành mạnh, có đầy đủ chất dinh dưỡng.
    • Tập thể dục nếu có thể và lắng nghe những dấu hiệu từ cơ thể của bạn.
    • Ngủ nhiều hơn.
    • Tránh xa rượu và chất kích thích.

– Dành thời gian thư giãn. Nếu được, hãy thử tham gia một số hoạt động mà bạn thích thú: như vẽ tranh, chơi cờ, may vá,…

– Kết nối với người khác. Nên nói chuyện với những người mà bạn tin tưởng về sự bận tâm hay cảm nhận của bạn.

 

2/ Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng giúp nâng cao thể chất và tăng cường sức đề kháng

Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia dinh dưỡng:

  • Nhân sâm

Sau khi vượt qua các triệu chứng COVID, cơ thể bạn cần được hỗ trợ để có thể trở về trạng thái tốt nhất. Một số nghiên cứu đã cho thấy Nhân sâm có khả năng hồi phục thể lực nhanh chóng. Giúp cơ thể tăng khả năng chịu đựng trước các yếu tố kích thích từ môi trường. Nhân sâm cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng suy nhược mệt mỏi và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung Nhân sâm vào chế độ dinh dưỡng là một cách hữu ích để giảm mệt mỏi, nhanh hồi phục hậu Covid và tăng cường sức khỏe thể chất.(5),(6)

nhan-sam

Nhân sâm

  • Vitamin C

Vitamin C giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh. Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả. Vì vitamin C hòa tan trong nước và được cơ thể sử dụng thường xuyên. Lý tưởng nhất là bạn nên ăn thực phẩm có vitamin C trong mỗi bữa ăn để đảm bảo cơ thể có được sự bảo vệ cần thiết. Điều này sẽ giúp quá trình hồi phục hậu COVID nhanh chóng hơn. Ví dụ uống một ly nước cam mỗi buổi sáng hoặc thêm ổi/ kiwi vào đồ tráng miệng.(7)

  • Kẽm

Kẽm là một khoáng chất cần thiết khác cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nếu không bổ sung đủ kẽm, cơ thể sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Tuy nhiên, lượng kẽm bổ sung nên vừa đủ, nhiều quá cũng không tốt. Vì có thể gây ra một số vấn đề như giảm nồng độ Đồng và HDL-C (cholesterol tốt). Kẽm được tìm thấy hầu hết trong hải sản và thịt, và ở ít hơn trong sữa chua, các loại hạt và đậu.(7)

  • Omega-3

Khi bạn hồi phục hậu COVID, cơ thể của bạn có thể bị tình trạng viêm đáng kể do quá trình chống lại virus. Omega-3 có khả năng giúp giảm các phản ứng viêm quá mức. Vì vậy, bổ sung Omega-3 lúc này thật sự hữu ích.

Omega-3 được tìm thấy hầu hết trong các loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích,… Hạt Chia, hạt lanh và đậu đỏ cũng cung cấp một loại omega-3 tốt cho sức khỏe. Cố gắng ăn các loại cá giàu chất béo hai lần một tuần hoặc có thể cân nhắc việc bổ sung bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. (7)

omega-3

omega-3

  • Bổ sung nước

Uống đủ nước mỗi ngày là rất quan trọng vì giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ, giữ cho khớp được bôi trơn. Ngăn ngừa nhiễm trùng, cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào và giữ cho các cơ quan hoạt động bình thường. Cung cấp đủ nước cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, khả năng nhận thức và tâm trạng.

Khi chúng ta già đi, cảm giác khát của chúng ta không còn rõ rệt nên có xu hướng uống ít hơn. Vì vậy, giống như ăn, bạn nên uống nước theo lịch trình. Khi chúng ta uống đều suốt cả ngày, chúng ta hấp thụ nước tốt hơn là uống nhiều cùng một lúc.(8),(9)

Tóm lại, để hồi phục hậu COVID và lấy lại sức khỏe của mình, cân bằng lối sống để kiểm soát stress, thiết lập một chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao thể chất và tăng cường sức mạnh hệ miễn dịch chính là những hoạt động nền tảng. Một điều quan trọng nữa là hãy luôn chú ý bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng việc tuân thủ 5K, giảm nguy cơ tái nhiễm COVID.

 

Tài liệu tham khảo:
  1. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/long-term-effects/index.html
  2. https://www.neurologia.com/articulo/2021230/eng
  3. Davis HE, Assaf GS, McCorkell L, Wei H, Low RJ, Re’em Y, et al. Characterizing long COVID in an international cohort: 7 months of symptoms and their impact. medRxiv preprint. https://doi.org/10.1101/2020.12.24.20248802v2.full.pdf. Fecha última consulta: 08/05/2021
  4. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/long-term-effects/care-post-covid.html
  5. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1226845320301883
  6. https://www.healthline.com/nutrition/ginseng-benefits
  7. https://www.hss.edu/guide-COVID-19-nutritional-rehabilitation-restore-replenish.asp
  8. https://www.thehindu.com/life-and-style/food/the-post-covid-19-diet/article34656244.ece
  9. https://www.hsph.harvard.edu/news/hsph-in-the-news/the-importance-of-hydration/
0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Cách giảm đau khớp để có giấc ngủ ngon
Xem ngay
Cảnh báo thói quen gây thiếu máu não
Xem ngay
Bí quyết giữ gìn sức khỏe trong mùa thu
Xem ngay

    Đăng Kí Nhận Khuyến Mãi
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x