Mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể, bạn nên biết

Một trong những tin y khoa nổi bật là sự thừa nhận về một tình trạng bệnh lý khá đặc biệt: “mệt”. Đến nay, người có triệu chứng của căn bệnh này ở Việt Nam không phải là hiếm. Phần lớn các bác sĩ cho là bệnh nhân chỉ bị bệnh giả bộ (hysteria) hoặc rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh thực vật, đôi khi còn bị kết luận là suy nhược thần kinh.(1)

Căn bệnh mới này được gọi là Hội chứng mệt mỏi mãn tính (Chronic fatigue syndrom: CFS) hay còn gọi là suy nhược cơ thể.(1)

Suy nhược cơ thể có thể dẫn tới những bất ổn về sức khỏe nếu để kéo dài. Nhất là tình trạng sức khỏe yếu đi, sụt cân nhanh, suy giảm khả năng miễn dịch. Đặc biệt là vấn đề tâm lý, suy nhược lâu có thể gây trầm cảm, sống khép kín và bàng quan với cuộc sống và nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác. Do vậy, tình trạng này cần được nhận biết và khắc phục kịp thời.(2)

1/ Suy nhược cơ thể là gì?(3)

Suy nhược cơ thể còn gọi là Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là một rối loạn phức tạp. Đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi cực độ kéo dài mà không thể giải thích bằng một bệnh lý tiềm ẩn và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

met-moi

2/ Nguyên nhân gây mệt mỏi – suy nhược cơ thể?(3,4)

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể vẫn chưa được biết rõ ràng. Theo các chuyên gia, bệnh có thể hình thành dưới sự tác động của nhiều yếu tố như:

  • Nhiễm trùng: nhiễm virus Eptein-Barr, Herpes 6, HIV/AIDS, viêm gan B, khuẩn lao …
  • Các bất thường về hệ thống miễn dịch
  • Mắc một số bệnh nội tiết, hay bệnh mạn tính, sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc liên quan đến tác dụng phụ của một số thuốc.
  • Lo lắng, căng thẳng, áp lực tinh thần quá mức trong thời gian dài.
  • Giới tính: thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở giai đoạn sau sinh.
  • Tuổi tác: hay gặp ở những người độ tuổi từ 20 – 40.
  • Yếu tố về lối sống như chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không đầy đủ, thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích, làm việc quá sức… làm tiêu hao năng lượng dự trữ của cơ thể.

 

3/ Triệu chứng của suy nhược cơ thể (3)

  • Mệt mỏi (triệu chứng chính), kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu, đau yếu kéo dài hơn 6 tháng.
  • Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ.
  • Nổi hạch lympho mềm.
  • Nhức đầu, khó ngủ.
  • Khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó.
  • Lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt, tính khí thất thường
  • Thờ ơ và trầm cảm.
  • Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
  • Giảm khả năng tình dục.

4/ Cách điều trị và phòng ngừa suy nhược cơ thể?(4)

Việc điều tri suy nhược cơ thể khá phức tạp, chưa có thuốc chuyên biệt. Cần sự kết hợp của nhiều liệu pháp và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Một số thuốc giảm đau, chống viêm, an thần, chống trầm cảm, vitamin… có thể được bác sỹ kê đơn để làm dịu các triệu chứng đau đầu, đau cơ, mất ngủ, lo âu… khi triệu chứng bệnh ở mức độ nặng. Nhưng đây chỉ là cách giải quyết tạm thời, không nên dùng lâu dài và thường xuyên.
  • Các loại thảo dược có tính bổ khí, bổ huyết, tăng tuần hoàn máu hiệu quả cho việc bồi bổ sức khỏe, giảm suy nhược, mệt mỏi. Phương pháp này nên sử dụng đều đặn, liên tục và đúng cách, đúng liều lượng.
  • Điều chỉnh hành vi, nhận thức: khuyên người bệnh thay đổi cách suy nghĩ và cư xử theo hướng tích cực
  • Việc tập thể dục cũng là một phần quan trọng trong điều trị
  • Nên ăn uống có chọn lọc, phù hợp với sức khỏe, chế biến loãng, dễ nuốt.
  • Thực đơn cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin)

+ Theo nghiên cứu Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vitamin cho người suy nhược cơ thể là vitamin C và vitamin B.(5)

Vitamin C rất cần thiết cho sự tạo thành collagen, sửa chữa mô trong cơ thể, tăng đề kháng, tăng miễn dịch, tăng cường sự bền vững của mạch máu.(5)

Vitamin nhóm B (8 loại gồm B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12) là nhóm vitamin tan trong nước, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của các tế bào và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, chúng sẽ kết hợp với nhau và giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh(5).

+ Cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp…. chứa nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe và những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam…

+ Bổ sung Omega-3, tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này như thế nào(5)

  • Có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ.

+ Không hút thuốc, uống rượu bia.

+ Không tạo áp lực cho bản thân, không thức đêm, tốt nhất là ngủ sớm, ngủ sâu, đủ giấc (7 tiếng một đêm) và ngủ sâu, nghỉ ngơi bằng cách đi bộ hoặc thư giãn

+ Làm các công việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi sức lực còn nhiều, nhờ sự giúp đỡ khi cần.

+ Tham gia hội nhóm, trò chuyện với người có vấn đề tương tự để cùng nhau giúp đỡ.

Cách phòng ngừa:

  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ.
  • Cần đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể.

5/ Giải pháp thảo dược hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, giảm suy nhược, mệt mỏi 

Từ xa xưa nhiều loại thảo dược tự nhiên đã được chứng minh vai trò hiệu quả giúp bồi bổ sức khỏe. Giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng tuần hoàn máu não, hoạt huyết tốt.  Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống hợp lí thì việc bổ sung kèm các loại vitamin và omega -3 và các loại thảo dược sau sẽ hỗ trợ tốt cho tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể:

– Nhân sâm là sự lựa chọn hàng đầu(6)

Nhân sâm(Ginseng): dược liệu bổ khí, ích huyết phổ biến trong đông y. Vị thuốc thượng phẩm cho bồi bổ sức khỏe, tăng cường hoạt động thể chất và tinh thần.(6) Hoạt chất chính của nhân sâm là các ginsenoside đã được chứng minh vai trò tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi. Giúp cải thiện căng thẳng thần kinh, kích thích hệ thống miễn dịch, hạ đường huyết, giảm cholesterol xấu, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.(7)

Hơn 32% dân số Mỹ sử dụng các sản phẩm thực phẩm bổ sung. Trong đó nhân sâm nằm trong top 10 sản phẩm thảo dược được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp giảm mệt mỏi bằng thảo dược nhân sâm mang lại sự phục hồi tốt cho cơ thể, tăng năng lượng.(8)

– Bạch quả (Ginkgo biloba):

Dược liệu ích khí, quý giá cho não bộ. Bạch quả được dùng làm thuốc chữa bệnh ở phương Tây từ những năm 1900. Khi chiết xuất từ lá có tác dụng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, đặc biệt là các mạch máu não và tứ chi. Hiện nay, ở Mỹ và châu Âu. Các chế phẩm có thành phần cao lá Bạch quả hiện nay là một trong những loại thuốc thảo dược bán chạy nhất.(9)

Trong lá Bạch quả có chứa các Terpenoid, Flavonoid và một số thành phần khác. Hoạt chất chính flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Giúp cải thiện lưu thông bằng cách làm giãn mạch máu và giảm “độ dính” của tiểu cầu.(9)

Các nghiên cứu cho thấy, khi dùng chiết xuất từ bạch quả có thể làm giảm các triệu chứng lo âu. Giúp cải thiện trí nhớ, giảm hoa mắt, chóng mặt, tăng tuần hoàn máu não, mắt, ngoại biên.(9)

bach-qua

 

– Việt quất (Blueberry):

Một siêu thực phẩm có lượng calo thấp và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Quả việt quất có hàm lượng chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại trái cây và rau quả. Hợp chất chống oxy hóa chính là anthocyanin. Anthocyanidin có thể vô hiệu hóa một số gốc tự do, tác nhân gây tổn hại DNA, tế bào, chức năng tim và não. Vì vậy việt quất rất tốt giúp ngăn ngừa lão hóa và ung thư, tốt cho sức khỏe trái tim, cải thiện nhận thức và tuần hoàn não.(10)

Trong một nghiên cứu trên người, 9 người lớn tuổi bị suy giảm nhận thức nhẹ đã uống nước ép quả việt quất mỗi ngày/12 tuần. Kết quả cho thấy có các dấu hiệu tích cực như tăng tín hiệu thần kinh ở trung tâm não, tăng khả năng ghi nhớ, tăng khả năng nhận thức.(11)

Một nghiên cứu kéo dài sáu năm trên hơn 16.000 cá nhân lớn tuổi cho thấy quả việt quất và dâu tây giúp làm giảm quá trình lão hóa tinh thần tới 2,5 năm.(12)

viet-quat

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.yersinclinic.com/vi/document/563/hoi-chung-met-moi-man-tinh
  2. https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-dau-hieu-suy-nhuoc-co-the-va-huong-dieu-tri-s195-n22733
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/symptoms-cases/syc-20360490
  4. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-canh-bao-suy-nhuoc-co/
  5. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong-cho-nguoi-suy-nhuoc-co-the/
  6. https://suckhoedoisong.vn/nhan-sam-vi-thuoc-dai-bo-voi-nguoi-suy-nhuoc-co-the-169210804200552425.htm
  7. https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/ginsenoside
  8. Noël M. Arring, Denise Millstine, Lisa A. Marks, and Lillian M. Nail. Ginseng as a Treatment for Fatigue: A Systematic Review. The Journal of Alternative and Complementary Medicine, 24(2018)
  9. https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/ginkgo-biloba
  10. https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/blueberries
  11. ROBERT KRIKORIAN,*† MARCELLE D SHIDLER,† TIFFANY A NASH,†# WILHELMINA KALT,‡ MELINDA R VINQVIST-TYMCHUK,‡ BARBARA SHUKITT-HALE,§ and JAMES A JOSEPH§. Blueberry Supplementation Improves Memory in Older Adults. J Agric Food Chem,58(2010), pp.3996–4000.
  12. Elizabeth E. Devore ScD,Jae Hee Kang ScD,Monique M. B. Breteler MD, PhD,Francine Grodstein ScD . Dietary intakes of berries and flavonoids in relation to cognitive decline. Annals of Neurology, 72(2012), pp.135-143

0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Mua ngay
Cách giảm đau khớp để có giấc ngủ ngon
Xem ngay
Cảnh báo thói quen gây thiếu máu não
Xem ngay
Bí quyết giữ gìn sức khỏe trong mùa thu
Xem ngay

    Đăng Kí Nhận Khuyến Mãi
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x