Nhân sâm đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa từ nhiều thế kỷ. Đây là loài cây thân thấp, phát triển chậm, với phần rễ phình to thành củ. Nhân sâm có thể được chia làm 3 loại, tùy thuộc vào độ tuổi của sâm: Sâm tươi, Bạch sâm và Hồng sâm.
Sâm tươi được thu hoạch trước 4 năm, còn Bạch sâm được thu hoạch trong khoảng 4–6 năm và Hồng sâm được thu hoạch sau 6 năm trở lên.
Có nhiều giống sâm, nhưng phổ biến nhất là Nhân sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius) và Nhân sâm Châu Á (Panax ginseng).
Nhân sâm Hoa Kỳ và Châu Á có nồng độ hoạt chất và tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Người ta tin rằng Nhân sâm Hoa Kỳ có tác dụng như một tác nhân giúp thư giãn, Nhân sâm Châu Á có tác dụng tăng cường sinh lực (1),(2).
Nhân sâm có chứa hai hợp chất quan trọng: ginsenosides và gintonin. Các hợp chất này bổ sung cho nhau và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (3).
Nhân sâm có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm rất có lợi (4).
Một số nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng chiết xuất nhân sâm và các hợp chất ginsenoside có thể ức chế viêm và tăng khả năng chống oxy hóa trong tế bào (5),(6).
Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất hồng sâm Hàn Quốc làm giảm viêm và cải thiện hoạt động chống oxy hóa của tế bào da ở những người bị chàm (7).
Kết quả thử nghiệm trên người cũng đầy hứa hẹn.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 71 phụ nữ sau mãn kinh, dùng 3 gam Hồng sâm hoặc giả dược mỗi ngày trong 12 tuần. Sau đó đo hoạt tính chống oxy hóa và các dấu hiệu stress oxy hóa.
Tác giả nghiên cứu kết luận rằng Hồng sâm có thể giúp giảm stress oxy hóa bằng cách làm tăng hoạt động của enzym chống oxy hóa (8).
TÓM LƯỢC: Nhân sâm đã được chứng minh là giúp giảm các dấu hiệu viêm và bảo vệ chống lại stress oxy hóa. |
Nhân sâm có thể giúp cải thiện các chức năng của não như trí nhớ, hành vi và tâm trạng (9), (10).
Một số nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy các thành phần trong nhân sâm, như ginsenosides và hợp chất K, bảo vệ não chống lại tổn thương do các gốc tự do gây ra (11),(12),(13).
Một nghiên cứu khác đã thử nghiệm liều đơn 200 hoặc 400 mg Panax ginseng ảnh hưởng như thế nào.đến hoạt động.trí óc, sự mệt mỏi và lượng đường huyết ở 30 người trưởng thành khỏe mạnh trước và sau một bài kiểm tra tâm thần 10 phút.
Liều 200 mg, trái ngược với liều 400 mg, lại hiệu quả hơn trong việc cải thiện hoạt động trí óc và sự mệt mỏi trong quá trình thử nghiệm (14).
Có thể Nhân sâm đã giúp sức cho tế bào hấp thụ đường trong máu, giúp tăng cường hiệu suất và giảm mệt mỏi về tinh thần. Tuy nhiên, không rõ tại sao liều thấp lại hiệu quả hơn liều cao.
Hơn nữa, có các nghiên cứu khác cho thấy tác động tích cực của Nhân sâm đến chức năng và hành vi của não ở bệnh nhân Alzheimer (15), (16), (17).
TÓM LƯỢC: Nhân sâm đã được chứng minh là có lợi cho các chức năng tinh thần, cải thiện sự bình tĩnh và tâm trạng ở cả người khỏe mạnh và người bị bệnh Alzheimer. |
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Nhân sâm có thể là một dược liệu hữu ích để điều trị rối loạn cương dương (RLCD) ở nam giới (18), (19).
Dường như các hợp chất trong Nhân sâm có thể bảo vệ chống lại stress oxy hóa trong các mạch máu và mô ở dương vật và giúp phục hồi chức năng bình thường (20), (21).
Thêm vào đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Nhân sâm có thể thúc đẩy sản xuất nitric oxit, một hợp chất giúp.cải thiện sự giãn cơ ở dương vật và tăng cường lưu thông máu (21), (22).
Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông được điều trị bằng Hồng sâm Hàn Quốc đã cải thiện được 60% các triệu chứng RLCD, so với mức cải thiện 30% bởi một loại thuốc được sử dụng để điều trị RLCD (23).
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận chắc chắn về tác dụng của nhân sâm đối với RLCD.
TÓM LƯỢC: Nhân sâm có thể cải thiện các triệu chứng của RLCD bằng cách giảm stress oxy hóa trong các mô và tăng cường lưu lượng máu trong cơ dương vật. |
Nhân sâm có thể nâng cao hệ thống miễn dịch.
Một số nghiên cứu tác động đối với hệ thống miễn dịch tập trung vào bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng phẫu thuật hoặc hóa trị.
Ví dụ như một nghiên cứu theo dõi 39 người đang hồi phục sau phẫu thuật ung thư dạ dày, được điều trị với 5.400 mg nhân sâm mỗi ngày trong hai năm.
Điều thú vị là những người này đã có những cải thiện đáng kể các chức năng miễn dịch và tỷ lệ tái phát các triệu chứng thấp hơn.
Chiết xuất nhân sâm dường như cũng có thể tăng cường tác dụng của việc tiêm chủng, chống lại các bệnh như bệnh cúm (24).
Mặc dù những nghiên cứu này cho thấy sự cải thiện trong các dấu hiệu miễn dịch ở những người bị ung thư. Nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để chứng minh hiệu quả của Nhân sâm trong việc tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng ở những người khỏe mạnh (25).
TÓM LƯỢC: Nhân sâm có thể tăng cường hệ thống miễn dịch ở những người bị ung thư và thậm chí tăng cường tác dụng của một số loại vắc xin. |
Nhân sâm có thể hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư (26).
Ginsenosides có trong nhân sâm đã được chứng minh là giúp giảm viêm và bảo vệ chống oxy hóa.
Chu trình tế bào là quá trình tế bào phát triển và phân chia bình thường. Ginsenosides có thể mang lại lợi ích cho chu kỳ này bằng cách..ngăn chặn quá trình sản xuất và tăng trưởng bất thường của tế bào (27),(28).
Đánh giá của một số nghiên cứu kết luận rằng những người dùng Nhân sâm có thể giảm 16% nguy cơ tiến triển ung thư (27).
Hơn nữa, một nghiên cứu quan sát cho thấy những người dùng nhân sâm có thể ít mắc một số loại ung thư như ung thư.môi, miệng, thực quản, dạ dày, ruột kết, gan và phổi so với những người không dùng (29).
Nhân sâm cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe ở những bệnh nhân đang hóa trị, giảm tác dụng phụ và tăng cường tác dụng của một số loại thuốc điều trị (28).
Trong khi các nghiên cứu về vai trò của nhân sâm trong việc ngăn ngừa ung thư cho thấy một số lợi ích, chúng ta vẫn chưa kết luận hoàn toàn được (30).
TÓM LƯỢC: Ginsenosides trong nhân sâm dường như điều hòa viêm, bảo vệ chống oxy hóa và duy trì sức khỏe của tế bào, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm. |
Nhân sâm đã được chứng minh là giúp chống lại mệt mỏi và tăng cường năng lượng.
Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy mối liên hệ giữa một số thành phần trong nhân sâm, như polysaccharides và oligopeptides, với việc giảm stress oxy hóa và tăng sản xuất năng lượng trong tế bào, giúp chống lại sự mệt mỏi (31),(32),(33).
Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần đã khám phá tác dụng của việc dùng 1 hoặc 2 gam Panax ginseng hoặc giả dược cho 90 người bị mệt mỏi mạn tính.
Những người được sử dụng Panax ginseng ít bị mệt mỏi hơn cả về thể chất và tinh thần, cũng như giảm stress oxy hóa, so với những người dùng giả dược (34).
Hơn nữa, một bài tổng hợp hơn 155 nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung nhân sâm có thể không chỉ giúp giảm mệt mỏi mà còn tăng cường hoạt động thể chất (35).
TÓM LƯỢC: Nhân sâm có thể giúp chống lại mệt mỏi và tăng cường hoạt động thể chất bằng cách giảm tổn thương do oxy hóa và tăng sản xuất năng lượng trong tế bào. |
Nhân sâm dường như có lợi trong việc kiểm soát lượng glucose trong máu ở những người mắc và không mắc bệnh đái tháo đường.
Nhân sâm Hoa Kỳ và Châu Á đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện chức năng tế bào tuyến tụy, tăng cường sản xuất insulin và.tăng cường sự hấp thu đường huyết trong các mô (36).
Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất Nhân sâm giúp bảo vệ bằng cách chống oxy hóa, làm giảm các gốc tự do trong.tế bào ở những người mắc bệnh đái tháo đường (36).
Một nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của 6 gam Hồng sâm Hàn Quốc, kết hợp với thuốc hoặc chế độ.ăn uống điều trị.đái tháo đường thông thường, ở 19 người mắc bệnh đái tháo đường typ 2.
Điều thú vị là họ có thể duy trì kiểm soát lượng đường huyết tốt trong suốt 12 tuần nghiên cứu. Họ cũng giảm 11% mức đường huyết, giảm 38% mức insulin lúc đói và tăng 33% độ nhạy insulin (38).
Có vẻ như hồng sâm lên men thậm chí còn có thể kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả hơn. Nhân sâm lên men được sản xuất với sự hỗ trợ của các vi khuẩn sống. Nhờ đó biến ginsenosides thành dạng dễ hấp thụ và có hoạt tính hơn (39).
Trên thực tế, một nghiên cứu đã chứng minh rằng dùng 2,7 gam hồng sâm lên men mỗi ngày có hiệu quả làm giảm lượng đường huyết và tăng mức insulin sau bữa ăn so với giả dược (40).
TÓM LƯỢC: Nhân sâm, đặc biệt là hồng sâm lên men, có thể giúp tăng sản xuất insulin, tăng cường hấp thu đường huyết vào tế bào và bảo vệ chống oxy hóa. |
Rễ nhân sâm có thể được chế biến theo nhiều cách: ăn sống hoặc có thể hấp nhẹ để làm mềm.
Nó cũng có thể được dùng để uống như trà bằng cách cho nước nóng vào lát Nhân sâm tươi và hãm trong vài phút.
Nhân sâm cũng có thể được thêm vào các món ăn khác nhau như súp và xào. Và chiết xuất có thể được dùng ở dạng bột, viên nén, viên nang và dầu.
Liều dùng bao nhiêu tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn muốn cải thiện. Nhìn chung, liều khuyến nghị hàng ngày là từ 1–2 gam rễ nhân sâm thô hoặc 200–400 mg dạng chiết xuất. Tốt nhất nên bắt đầu với liều thấp và tăng dần theo thời gian.
Hãy tìm chiết xuất nhân sâm chuẩn hóa có chứa 2–3% ginsenosides toàn phần và uống trước bữa ăn để hấp thụ tốt và có lợi hơn.
TÓM LƯỢC: Nhân sâm có thể được ăn sống, uống như trà hoặc thêm vào các món ăn khác nhau. Nó cũng có thể được dùng dưới dạng bột, viên nang hoặc dầu. |
Theo nghiên cứu, nhân sâm dường như an toàn và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường nên theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết khi sử dụng để đảm bảo không bị hạ đường huyết quá mức.
Ngoài ra, nhân sâm có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu.
Vì những lý do này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Lưu ý rằng do thiếu các dữ liệu về tính an toàn, Nhân sâm không được khuyến cáo cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
TÓM LƯỢC: Mặc dù nhân sâm có thể an toàn, nhưng những bệnh nhân đang dùng một số loại thuốc cần chú ý đến các tương tác thuốc có thể xảy ra. |
Nhân sâm là một thảo dược đã được sử dụng trong y học Trung Hoa từ nhiều thế kỷ.
Nhân sâm thường được biết đến là có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm. Nó cũng có thể giúp điều hòa lượng đường huyết và có lợi cho một số bệnh ung thư.
Hơn nữa, nhân sâm có thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện chức năng não và rối loạn cương dương.
Nhân sâm có thể được ăn sống hoặc hấp chín. Ngoài ra cũng có thể dễ dàng được thêm vào chế độ ăn thông qua chiết xuất dưới dạng bột, viên nang.
Cho dù bạn muốn cải thiện một tình trạng nào đó hay chỉ đơn giản là để tăng cường sức khỏe, thì nhân sâm chắc chắn rất đáng để lựa chọn.
Tác giả: Arlene Semeco, MS, RD on February 28, 2018
Nguồn: https://www.healthline.com/nutrition/ginseng-benefits
Dong-soon Im, Seung-yeol Nah – Acta Pharmacol Sin 2013 Nov; 34(11):1367-73.
Dong-Hyun Kim – J Ginseng Res 2012 Jan; 36(1):1-15
Eun-Young Park, Mi-Hwi Kim, Eung-Hwi Kim, Eun-Kyu Lee, In-Sun Park, Duck-Choon Yang, Hee-Sook Jun – Am J Chin Med 2014; 42(1):173-87
Guang-Zhi Dong, Eun Jeong Jang, Seung. Ho Kang, Il Je Cho, Sun-Dong Park, Sang Chan Kim, Young Woo Kim – BMC Complement Altern Med 2013 Mar 18; 13:64
Davy C W Lee, Allan S Y Lau – Molecules 2011 Mar 30; 16(4):2802-16
Chang-Eui Hong, Su-Yun Lyu – Immune Netw 2011 Feb; 11(1):42-9
Seok Kyo Seo, Yeon Hong, Bo Hyon Yun, Seung Joo Chon, Yeon Soo Jung, Joo Hyun Park, SiHyun Cho, Young Sik Choi, Byung Seok. Lee – J Ethnopharmacol 2014 Jul 3; 154(3):753-7
Jinsong Geng, Jiancheng Dong, Hengjian Ni, Myeong Soo Lee, Taixiang Wu, Kui Jiang, Guohua Wang, Ai Ling Zhou, Reem Malouf – Cochrane.Database Syst Rev 2010 Dec 8; (12):CD007769
Jiae Choi, Tae-Hun Kim, Tae-Young Choi, Myeong Soo Lee – PLoS One 2013; 8(4):e59978
Jisun Oh, Jong-Sang Kim – Food Funct 2016 Nov 9; 7(11):4506-4515
Imogen Smith, Elizabeth M Williamson, Sophie Putnam, Jonathan.Farrimond, Benjamin J Whalley – Nutr Rev 2014 May; 72(5):319-33
Wolf-Dieter Rausch, Shu Liu, Gabriele Gille, Khaled Radad – Acta Neurobiol Exp (Wars) 2006; 66(4):369-75
Jonathon L Reay, David O Kennedy, Andrew B Scholey – J Psychopharmacol 2005 Jul; 19(4):357-65
J-H Heo, S-T Lee, K Chu, M J Oh, H-J Park, J-Y Shim, M Kim – Eur J Neurol 2008 Aug; 15(8):865-8
Jae-Hyeok Heo, Soon-Tae Lee, Kon Chu, Min Jung Oh, Hyun-Jung Park, Ji-Young Shim, Manho Kim – Nutr Neurosci 2012 Nov; 15(6):278-82
Jae-Hyeok Heo, Soon-Tae Lee, Min Jung Oh, Hyun-Jung Park, Ji-Young Shim, Kon Chu, Manho Kim – J Ginseng Res 2011 Nov; 35(4):457-61
Bumsik Hong, Young Hwan Ji, Jun Hyuk Hong, Ki Yeul Nam, Tai Young Ahn – J Urol 2002 Nov; 168(5):2070-3
Enrico de Andrade, Alexandre A de Mesquita, Joaquim de Almeida Claro, Priscila M de Andrade, Valdemar Ortiz, Mário Paranhos, Miguel Srougi – Asian J Androl 2007 Mar; 9(2):241-4
Huan Li, Wei-Yang He, Fan Lin, Xin Gou – Urol Int 2014;93(1):92-9
Dai-Ja Jang, Myeong Soo Lee, Byung-Cheul Shin, Young-Cheoul Lee, Edzard Ernst – Br J Clin Pharmacol 2008 Oct;66(4):444-50
Douglas McKay – Altern Med Rev 2004 Mar;9(1):4-16
H K Choi, D H Seong, K H Rha – Int J Impot Res 1995 Sep;7(3):181-6
F Scaglione, G Cattaneo, M Alessandria, R Cogo – Drugs Exp Clin Res 1996; 22(2):65-72 Byoung-Gun Park, Hyun-Joo Jung, Young-Wook Cho, Hye-Won Lim, Chang-Jin Lim – J Pharm Pharmacol 2013 Mar; 65(3):457-64
Keith I Block 1, Mark N Mead – Integr Cancer Ther 2003 Sep;2(3):247-67
Chong-Zhi Wang, Samantha Anderson, Wei DU, Tong-Chuan He, Chun-Su Yuan – Chin J Nat Med 2016 Jan; 14(1):7-16
Xin Jin, Dao-Biao Che, Zhen-Hai Zhang, Hong-Mei Yan, Zeng-Yong Jia, Xiao-Bin Jia – J Ginseng Res 2016 Jul; 40(3):269-77
Alice S T Wong, Chi-Ming Che, Kar-Wah Leung – Nat Prod Rep 2015 Feb; 32(2):256-72
T K Yun, S Y Choi – Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 1995 Jun; 4(4):401-8
Ahmet Unlu, Erdinc Nayir, Onder Kirca, Hale Ay, Mustafa Ozdogan – J BUON Nov-Dec 2016; 21(6):1383-1387
Jia Wang, Chengxin Sun, Yan Zheng, Hongling Pan, Yifa Zhou, Yuying Fan – Arch Pharm Res 2014 Apr; 37(4):530-8.
Jia Wang, Shanshan Li, Yuying Fan, Yan Chen, Dan Liu, Hairong Cheng, Xiaoge Gao, Yifa Zhou – J Ethnopharmacol 2010 Jul 20; 130(2):421-3
Lei Bao, Xiaxia Cai, Junbo Wang, Yuan Zhang, Bin Sun, Yong Li – Nutrients 2016 Dec 13; 8(12):807
Hyeong-Geug Kim, Jung-Hyo Cho, Sa-Ra Yoo, Jin-Seok Lee, Jong-Min Han, Nam-Hun Lee, Yo-Chan Ahn, Chang-Gue Son – PLoS One 2013 Apr 17; 8(4):e61271
Hoang Viet Bach, Jeongseon Kim, Seung Kwon. Myung, Young Ae Cho – J Korean Med Sci 2016 Dec; 31(12):1879-1886
John Zeqi Luo, Luguang Luo – Evid Based Complement Alternat Med 2009 Dec; 6(4):423-7
Esra’ Shishtar, John L Sievenpiper, Vladimir Djedovic, Adrian I Cozma, Vanessa Ha, Viranda H Jayalath, David J A Jenkins, Sonia Blanco Meija, Russell J de Souza, Elena Jovanovski, Vladimir Vuksan – PLoS One 2014 Sep 29; 9(9):e107391
Vladimir Vuksan, Mi-Kyung Sung, John L Sievenpiper, P Mark Stavro, Alexandra L Jenkins, Marco Di Buono, Kwang-Seung Lee, Lawrence. A Leiter, Ki Yeul Nam, John T Arnason, Melody Choi, Asima Naeem – Nutr Metab Cardiovasc Dis 2008 Jan; 18(1):46-56
Hien-Trung Trinh 1, Sang-Jun Han, Sang-Wook Kim, Young Chul Lee, Dong-Hyun Kim – J Microbiol Biotechnol 2007 Jul; 17(7):1127-33
Mi-Ra Oh, Soo-Hyun Park, Sun-Young Kim, Hyang-Im Back, Min-Gul Kim, Ji-Young Jeon, Ki-Chan Ha, Won-Taek Na, Youn-Soo Cha, Byung-Hyun Park, Tae-sun Park 1, Soo-Wan Chae – BMC Complement Altern Med 2014 Jul 11;14:237