Men gan tăng cao có thể là một dấu hiệu cho thấy gan của một người đang hoạt động không bình thường. Tế bào gan bị tổn thương hoặc bị viêm sẽ giải phóng các enzym vào máu, xét nghiệm máu sẽ phát hiện ra.
Men gan bản chất là các enzyme xúc tác thực hiện các phản ứng sinh hóa tại gan, giúp gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa các chất, men gan bao gồm:
Bình thường khi các tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa từ đó một lượng men gan sẽ phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 35 UI/L.
Do một nguyên nhân nào đó dẫn đến sự phá hủy tế bào gan nhiều hơn làm cho nồng độ men gan trong máu tăng cao. Nếu men gan tăng từ gấp chỉ số bình thường một đến hai lần là mức độ nhẹ, 2 đến 5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần là mức độ nặng.
Nếu kết quả xét nghiệm máu của một người cho thấy men gan cao, bác sĩ sẽ điều tra các nguyên nhân cơ bản có thể xảy ra. Họ có thể làm các xét nghiệm khác ngoài việc hỏi về lối sống và thói quen ăn uống của một người.
Nguyên nhân tăng men gan phổ biến nhất là do bệnh gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu cho thấy 25–51% những người bị tăng men gan có tình trạng này.
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các triệu chứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các triệu chứng này bao gồm: đường huyết cao, huyết áp cao, thừa cân, cao cholesterol. Bác sĩ có thể kiểm tra những người có một hoặc nhiều triệu chứng này để tìm nguyên nhân gây men gan cao.
Có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D, E. Khi xâm nhập vào cơ thể, các virus này sẽ hủy hoại tế bào gan. Trong đó virus viêm gan B và C vừa có khả năng gây viêm gan cấp tính và mạn tính tăng nguy cơ gây ung thư gan và xơ gan.
Nguyên nhân gây ra men gan cao có thể do tiêu thụ quá nhiều bia rượu làm tổn thương và suy giảm chức năng gan. Ngoài bệnh lý gan do rượu thì uống nhiều rượu bia còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác như dạ dày, tim mạch, thần kinh…
Các loại thực phẩm bẩn, mốc, có chất bảo quản…đều chứa một lượng độc tố và chất aflatoxin nhất định, gây viêm gan, tăng men gan, thậm chí là ung thư gan.
Hầu hết các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng lao, nhóm statin… đều được chuyển hóa tại gan. Mắc bệnh men gan cao có thể do lạm dụng thuốc quá mức, tạo gánh nặng và gây tổn thương lá gan.
Sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, khối u đường mật…
Người bệnh mắc các bệnh ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh sốt rét hoặc một số bệnh liên quan đến mật (viêm túi mật, viêm đường mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh hoặc áp-xe đường mật,..) cũng có thể là nguyên nhân gây tăng men gan.
Các dấu hiệu tăng men gan thường không rõ ràng, men gan tăng cao mức độ biểu hiện triệu chứng càng rõ. Bao gồm các triệu chứng như:
Do các triệu chứng có thể không rõ nếu tăng men gan ít, vì vậy cách đơn giản nhất để phát hiện tăng men gan là xét nghiệm máu.
Nếu tình trạng tăng men gan xảy ra kéo dài mà không điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan, ung thư gan….
Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo gan đang gặp vấn đề như viêm gan, ung thư gan và những bệnh gây tổn thương gan khác. Thậm chí men gan tăng cao do nhiễm độc có thể dẫn đến suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.
Tình trạng men gan cao kéo dài có thể dẫn đến ung thư gan.
Việc điều trị men gan cao sẽ tập trung vào việc kiểm soát tình trạng cơ bản gây ra mức độ tăng cao.
Phương pháp điều trị một số nguyên nhân phổ biến làm tăng mức AST hoặc ALT bao gồm:
Mọi người có thể làm việc với bác sĩ của họ để điều trị NAFLD (gan nhiễm mỡ không do rượu) bằng cách giảm cân. Bác sĩ có thể khuyên một người thay đổi lối sống để giảm cân, chẳng hạn như: tập thể dục nhiều hơn, ăn uống lành mạnh, cần đốt cháy nhiều calo hơn mức tiêu thụ, nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng hoặc thậm chí một huấn luyện viên cá nhân có thể giúp ai đó đi đúng hướng với kế hoạch giảm cân của họ. Nếu một người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do uống rượu, bác sĩ sẽ hỗ trợ họ giảm lượng rượu bia. Ngoài thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như vitamin E, lecithin, …
Điều trị hội chứng chuyển hóa bao gồm: giảm cân, tập thể dục nhiều hơn, ăn uống lành mạnh, cân bằng, quản lý lượng đường uống vào máu, giảm mức độ căng thẳng. Thay đổi lối sống có thể giúp một người kiểm soát căng thẳng bao gồm: tập thể dục, thiền, yoga, viết nhật ký
Phương pháp điều trị viêm gan phụ thuộc vào giai đoạn cấp tính hay mạn tính. Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị viêm gan cấp tính sau: nghỉ ngơi, uống nhiều nước, không sử dụng bia rượu. Điều trị viêm gan mạn tính thường bao gồm các thuốc kháng virus. Cả hai giai đoạn đều có thể phối hợp một số giải pháp hỗ trợ hạ men gan: diệp hạ châu, silymarin, arginine, L-ornithin L-aspartat, lecithin
Điều trị rối loạn sử dụng rượu hoặc thuốc gồm: liệu pháp hành vi, dùng thuốc hoặc các phương pháp hỗ trợ. Bất kỳ ai cảm thấy dường như việc sử dụng rượu hoặc thuốc của họ đang gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc cản trở cuộc sống hàng ngày thì nên nói chuyện với bác sĩ của họ.
Kiêng rượu, bia và các đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích. Nên thường xuyên ăn loại thực phẩm giúp hạ men gan và bảo vệ chức năng gan như các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 có nhiều trong sữa tươi, lòng đỏ trứng, gan, ngũ cốc, thịt nạc, rau xanh, uống thêm các loại nước ép trái cây vì trong hoa quả chứa nhiều glucose, hỗ trợ lọc thải bớt chất độc từ bên trong gan. Bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống bảo vệ gan.
Từ bỏ rượu bia ngay từ hôm nay nếu có thể, còn không hãy hạn chế bia rượu, không uống quá 1 chai/lon bia hoặc 1 ly rượu vang hay 1 ly rượu mạnh (40 – 45 độ cồn) mỗi ngày; hạn chế sử dụng “mồi nhậu” làm từ thực phẩm không an toàn, đặc biệt là chiên, nướng.
Ngủ đủ giấc, ngủ sớm, tránh thức khuya làm việc căng thẳng.
Uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gan, giúp quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Mỗi ngày nên uống ít nhất 1,5-2 lít nước.
Men gan cao có thể là biểu hiện tình trạng bệnh lý nghiêm trọng tại gan, những dấu hiệu nhận biết tình trạng men gan cao thường không rõ ràng khi men gan tăng ít, để xác định cách đơn giản nhất là kiểm tra thông qua xét nghiệm men gan. Những người mắc bệnh lý về gan, nhiễm virus gây viêm gan nên kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát men gan và các vấn đề về gan nếu có chuyển biến xấu.