Chuyên gia chia sẻ giải pháp sống vui – khỏe ở người cao niên

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”(1). Quy luật SINH – LÃO – BỆNH – TỬ là tất yếu của đời người mà bất kì ai cũng phải trải qua. Khi đến giai đoạn “lão”, người cao tuổi có sự giảm sút sức khỏe rõ rệt kèm theo nhiều bệnh lí mãn tính. Chính vì thế, khát khao lớn nhất, mong muốn lớn nhất của bản thân người cao tuổi, gia đình, người thân chính là giải pháp nào để người cao tuổi sống Vui – Khỏe?

Cùng lắng nghe những chia sẻ của PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Bay – Chủ tịch Liên chi hội Đông Tây y kết hợp TP. HCM xoay quanh vấn đề này:

 

1/ Quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử tác động gì đến người cao tuổi?

Theo BS. Bay thì quy luật SINH – LÃO – BỆNH – TỬ không chừa ai, ai cũng phải vượt qua. Sức khỏe mỗi người vào mỗi độ tuổi sẽ có sự thay đổi nhất định. Sự thay đổi đó theo lẽ tự nhiên bình thường gọi là sự lão hóa. Nội tiết cơ thể từ năm 30 tuổi trở đi thì mỗi năm đều giảm 1 lượng nội tiết nhất định ảnh hưởng tới da, tóc và các cơ quan chức năng khác. Tuần tự từng phần trong cơ thể thoái hóa dần và khi trên 60 tuổi thì gọi là sự lão hóa.

 

2/ Quá trình lão hóa tác động đến thể chất và tinh thần người cao tuổi như thế nào?

BS. Bay cho biết người cao tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến sự lão hóa như: quên, nhầm lẫn, lẫn lộn vấn đề này với vấn đề khác, giảm tập trung, giận hờn vô cớ, cau có, bực dọc. Hay tự bản thân người cao tuổi thấy đi lại yếu, đau nhức xướng khớp. Ngoài ra còn cảm giác chóng mặt, choáng váng, đau đầu, nặng nề và ngủ không được.

Về ăn uống thì người cao tuổi có thể gặp phải là răng hư, gãy, men tiêu hóa giảm, hấp thu kém.

Ngoài ra người cao tuổi còn có thể mắc nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, suy gan, suy thận, ung thư… Chính vì vậy người cao tuổi cần sự quan tâm của gia đình và cả xã hội để chăm sóc tốt sức khỏe tuổi già về thể chất và tinh thần.

 

3/ Cần làm gì đạt được mục tiêu Sống Vui – Khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi?

Sống khỏe được định nghĩa là sự thoải mái về thể chất, tinh thần lẫn xã hội. BS. Bay đưa ra lời khuyên: để chăm sóc người cao tuổi thì cần giúp họ luôn trong trạng thái thoải mái, thư giãn. Tiếp đến là cân bằng chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống.

Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần vitamin C, A, E, B, D (để tăng cường miễn dịch, nuôi dưỡng mạch máu não, nuôi dưỡng cơ thể tốt hơn). Nhân sâm (thượng phẩm trong các loại thuốc bổ đông y để bồi bổ cơ thể, duy trì khối cơ, duy trì sự đàn hồi, săn chắc thành mạch). Bạch quả (cải thiện trí não, cải thiện tuần hoàn), Và trái cây như việt quất (trung hòa gốc tự do – tác nhân gây lão hóa) và các chất khoáng (Mg, Zn,…)

BS. Bay cũng mong muốn rằng ngoài sự chăm sóc của người thân và xã hội. Người cao tuổi cần chủ động duy trì sức khỏe, chú ý chế độ sinh hoạt: ngủ đủ giấc, uống đủ nước. Đồng thời hạn chế bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có ga. Tăng cường tập luyện thể dục và tham gia hội nhóm, trao đổi với người thân, bạn bè để giải tỏa căng thẳng. Hơn hết người cao tuổi cần đi khám sức khỏe định kì để phát hiện, can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe.

Xem chương trình talkshow “Chia sẻ giải pháp sống vui – khỏe ở người cao niên” đầy đủ tại đây: 

 

Tài liệu tham khảo:
  1. https://vietnam.unfpa.org/vi/topics/gi%C3%A0-h%C3%B3a-d%C3%A2n-s%E1%BB%91#:~:text=Vi%E1%BB%87t%20Nam%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20trong,sang%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20%E2%80%9Cgi%C3%A0%E2%80%9D.
  2. https://www.youtube.com/watch?v=rTP8mqaZ4lw&t=131s 
0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

    Đăng Kí Nhận Khuyến Mãi
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x