Biện pháp cải thiện thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả

Thiểu năng tuần hoàn não hiện nay được biết như là bệnh khá phổ biến ở độ tuổi trung niên trở lên. Đặc biệt là ở người lao động trí óc và người cao tuổi(1) theo thống kê có khoảng 2/3 người cao tuổi bị mắc chứng bệnh này. Ngoài ra, theo các nhà chuyên môn, bệnh này đang ngày càng có xu hướng “trẻ hóa”(2) . Biểu hiện bệnh khá mờ nhạt và chung chung, không dễ phát hiện và dễ lầm tưởng sang bệnh khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vể căn bệnh này, cách phòng ngừa và các biện pháp cải thiện thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả.

1/ Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là thiếu máu não nhất thời xảy ra đột ngột do máu tới nuôi tế bào não bị thiếu, oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não bị giảm. Khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động. Từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não.

Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng não nhận được 20% lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngưng tuần hoàn não khoảng 6 – 7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút các tế bào não sẽ chết(8).

Thieu-mau-nao

 

2/ Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não hay gặp nhất là do xơ vữa động mạch làm hẹp lòng động mạch, giảm lưu lượng máu tới não (nguyên nhân chính chiếm 60 – 80%).

nguyen-nhan-hay-ra-thieu-nang-tuan-hoan-nao

Những nguyên nhân khác bao gồm:

  • Rối loạn huyết áp: tăng huyết áp, hạ huyết áp.
  • Bệnh tim mạch:suy tim, bệnh van tim…
  • Dị dạng mạch máu bẩm sinh, viêm tắc động mạch.
  • Chấn thương.
  • Thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ…gây chèn ép mạch máu làm giảm lượng máu lưu thông lên não.
  • Do các chèn ép từ bên ngoài hoặc do các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8(1,2).

 

3/ Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não

bieu-hien-thieu-mau-nao

  • Nhức đầu: triệu chứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp nhất: đau sau gáy, vùng chẩm, đôi khi đau âm ỉ hoặc từng cơn lan lên nửa bên đầu, nhất là khi phải tập trung suy nghĩ nhiều.
  • Chóng mặt và rối loạn thăng bằng: cảm giác lảo đảo thoáng qua hoặc xoay tròn kiểu rối loạn tiền đình, nhất là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột.
  • Rối loạn vận nhãn: nhìn đôi, nhìn sang hai bên mờ, xảy ra đột ngột khi từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng.
  • Các rối loạn vận động: cảm giác hai chân như bị lấy đi đột ngột, không chóng mặt, không rối loạn ý thức, xảy ra khi ngửa đầu hoặc quay đầu đột ngột.
  • Rối loạn về giấc ngủ: mất ngủ hoặc rối loạn nhịp ngủ: ngủ được vào buổi tối nhưng nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật.
  • Các triệu chứng khác có thể gặp: ù tai, giảm thính lực một bên hoặc hai bên thoáng qua, rung giật nhãn cầu, chóng mặt buồn nôn và nôn…

Các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra thường xuyên và lặp lại gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt giảm chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể gây biến chứng dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não, tai biến mạch máu não,… đe dọa tính mạng. Do đó cần nhận biết sớm căn bệnh để có phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả(1).

 

4/ Phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn máu não

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất chính là phát hiện bệnh từ sớm bằng cách chú ý đến những biểu hiện nhỏ nhất của bệnh. Và đi khám sớm như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… Không nên nghĩ đây chỉ là những biểu hiện thường thấy của người già mà bỏ qua để tránh trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng.

Thay đổi lối sống tích cực:

  • Nghỉ ngơi thư giãn mỗi 10 phút khi làm việc trí óc liên tục 2 tiếng.
  • Chơi thể thao, đi du lịch để giảm thiểu stress và tái tạo năng lượng sống, giúp tâm trạng luôn lạc quan, yêu đời.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm công nghệ hàng ngày như tivi, laptop, smartphone.
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ, hạn chế chất đạm, chất béo.
  • Thăm khám bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng bất thường kể trên và nghiêm túc, kiên trì điều trị dứt điểm khi phát hiện có tình trạng thiếu máu não.
  • Người cao tuổi không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về. Mùa lạnh cần mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Khi thức dậy cần nằm tĩnh dưỡng khoảng 10 phút rồi mới ngồi dậy. Tránh thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang ngồi dễ gây tụt huyết áp tư thế(1,3).

 

5/ Phương pháp dùng thuốc điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Hiện nay y học hiện đại chủ yếu là điều trị nguyên nhân (rối loạn lipid máu, thoái hóa cột sống cổ…) với các thuốc tăng cường tuần hoàn não, các thuốc bảo vệ thần kinh.

Cần điều trị tích cực các bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch(3).

Bên cạnh đó, các sản phẩm chứa hoạt chất thiên nhiên của cây bạch quả (Ginkgo biloba) và việt quất (Blueberry)… được nghiên cứu chứng minh hoạt huyết dưỡng não hiệu quả.

 

6/ Thảo dược cải thiện thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả – Giúp bổ não

Bạch quả giúp bổ não

Được mệnh danh là loài cây linh thiêng tốt cho trí não con người. Từ những năm 1900, bạch quả được dùng làm thuốc chữa bệnh ở phương Tây. Khi chiết xuất từ lá có tác dụng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, đặc biệt là các mạch máu não và tứ chi. Hiện nay, ở Mỹ và châu Âu, các chế phẩm có thành phần cao lá bạch quả hiện nay là một trong những loại thuốc thảo dược bán chạy nhất.

Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não. Nó giúp cải thiện sự suy nghĩ, nhận thức và trí nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer. Các bác sĩ cũng dùng Bạch quả để điều trị rối loạn tuần hoàn máu não và ngoại biên, thoái hóa điểm vàng, hội chứng tiền đình, ù tai, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, viêm tắc mạch máu chi, hội chứng Raynaud.

Chiết xuất cao lá bạch quả chứa flavonoid và terpenoid cao – là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp vô hiệu hóa tác động của gốc tự do. Do vậy cao lá bạch quả giúp làm chậm quá trình lão hóa và các bệnh thần kinh(4,5).

bach-qua

– Việt quất

Quả việt quất là loài thực vật bản ở Bắc Mỹ, giàu dinh dưỡng và được xem là vua trong nhóm thực phẩm chống oxy hóa. Hàm lượng chất chống oxy hóa cụ thể hơn là anthocyanin, pterostilbene và các acid hữu cơ – có rất nhiều trong quả việt quất.

Các hoạt chất sinh học quý Anthocyanin, Pterostilbene và các acid hữu cơ này là tác nhân bảo vệ thần kinh. Vì có thể đi qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do và chống lại các loại bệnh liên quan như Alzheimer, sa sút trí tuệ và các bệnh lý mạch máu(6,7).

Một nghiên cứu cho thấy, khi cho người lớn tuổi bị suy giảm nhận thức nhẹ. Uống nước ép việt quất mỗi ngày sau 12 tuần, chức năng não đã có một số cải thiện nhất định(8) . Một nghiên cứu kéo dài 6 năm trên 16.000 người lớn tuổi cho thấy việt quất và dâu tây có liên quan đến sự chậm lão hóa tâm thần lên đến 2 năm rưỡi(9) 

viet-quat

Ngày nay, với nền y dược học hiện đại, các hoạt chất sinh học quý trong bạch quả, viết quất được chiết xuất và bào chế dưới dạng viên nén, viên nang mềm…. rất tiện dụng cho người bệnh sử dụng.

Các sản phẩm chứa cả 2 loại thảo dược trên sẽ mang lại tác dụng cải thiện các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não – giúp bổ não. Người bệnh nên lựa chọn sản phẩm của các công ty sản xuất dược phẩm uy tín, có kinh nghiệm sản xuất với những sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao. Bổ não

 

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.vinmec.com/vi/benh/thieu-nang-tuan-hoan-nao-3259/
  2. https://suckhoedoisong.vn/thieu-nang-tuan-hoan-nao-co-nguy-hiem-khong-169134394.htm
  3. http://benhvientimhanoi.vn/pho-bien-kien-thuc/thong-tin-y-hoc/thieu-nang-tuan-hoan-nao-co-nguy-hiem-.html
  4. https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/ginkgo
  5. T. Droy-Lefaix

Effect of the antioxidant action of Ginkgo biloba extract (EGb 761) on aging and oxidative stress Age (Omaha), 20(1997), pp.141–149.

  1. https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/blueberries
  2. https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1013/blueberry
  3. ROBERT KRIKORIAN,*† MARCELLE D SHIDLER,† TIFFANY A NASH,†# WILHELMINA KALT,‡ MELINDA R VINQVIST-TYMCHUK,‡ BARBARA SHUKITT-HALE,§ and JAMES A JOSEPH

Blueberry Supplementation Improves Memory in Older Adults

J Agric Food Chem,58(2010), pp.3996–4000.

  1. Elizabeth E. Devore ScD,Jae Hee Kang ScD,Monique M. B. Breteler MD, PhD,Francine Grodstein ScD

Dietary intakes of berries and flavonoids in relation to cognitive decline

Annals of Neurology, 72(2012), pp.135-143

0 0 votes
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

    Đăng Kí Nhận Khuyến Mãi
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x