Thời tiết lạnh của mùa đông kèm theo gió hoặc mưa bão có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là sức khỏe của người già, người lớn tuổi hay những người có sức đề kháng kém. Hiểu về các vấn đề chăm sóc sức khỏe mùa lạnh và chú ý các biện pháp chăm sóc sức khỏe sẽ giúp phòng ngừa nhiễm bệnh. Và còn ngăn chặn được nguy cơ diễn tiến nặng của các bệnh mắc sẵn nếu có.
Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm cảm lạnh và cúm. Virus là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, cúm và một số virus có nhiều khả năng lây lan hơn khi thời tiết lạnh. Rhinovirus (loại virus gây cảm lạnh thường gặp) sinh sôi phát triển tốt hơn ở nhiệt độ mát hơn. Chẳng hạn như ở mũi (33°- 35°C) so với nhiệt độ trung tâm của cơ thể (33°-37°C) (1).
Thêm vào đó, khi nhiệt độ trong mũi và đường hô hấp trên bị giảm do môi trường lạnh. Hệ miễn dịch của cơ thể giảm khả năng chống lại virus (1). Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước virus, vi khuẩn nhờ vào sự phối hợp của hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thu được. Hai loại hệ miễn dịch này bao gồm hàng rào bảo vệ vật lý như da, niêm mạc, các màng nhầy của khoang mũi. Và hệ thống lông mao (cilia) trên bề mặt các biểu mô đường dẫn khí của hệ hô hấp… Và các tế bào miễn dịch có chức năng tiêu diệt virus, vi khuẩn, tạo ra kháng thể và các phản ứng miễn dịch.
Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của hàng rào vật lý cũng như ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch. Nhiệt độ lạnh có thể làm hỏng các rào cản vật lý như tăng độ nhớt của chất nhầy và giảm hoạt động của hệ lông mao trong hệ hô hấp trên. Chức năng của bảo vệ của da cũng bị gián đoạn khi tiếp xúc với lạnh, ngay cả khi không xảy ra tê cóng (2). Nghiên cứu cũng cho thấy các tế bào của hệ miễn dịch kháng virus yếu hơn ở nhiệt độ khoang mũi so với ở nhiệt độ của phổi (1). Sự giảm nhiệt độ của biểu mô đường thở kết hợp với sự co mạch có thể không chỉ ức chế phản ứng miễn dịch tại chỗ . Mà còn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân lên của virus (3).
Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm cảm lạnh và cúm
Thời tiết lạnh làm tăng nhu cầu về năng lượng. Cơ thể cần năng lượng cho các hoạt động thể chất và để duy trì điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Tiếp xúc với lạnh cũng làm tăng mức tiêu thụ oxy và tỷ lệ trao đổi chất.(4)
Chứng khô mắt thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Những thay đổi theo mùa, chẳng hạn như độ ẩm trong nhà thấp hơn và gió lớn. (Có thể dẫn đến khô mắt và khó chịu.(5)).
Khi bị cảm lạnh hoặc cúm, việc sử dụng thuốc trị nghẹt mũi và các loại thuốc cảm cũng có thể khiến tình trạng khô mắt trở nên tồi tệ hơn.(6)
Thời tiết lạnh và gió làm tồi tệ hơn tình trạng khô mắt
Phòng ngừa nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe trong mùa lạnh. Đặc biệt ở những người dễ bị ảnh hưởng như: người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính, sức đề kháng kém…Cần chú ý các biện pháp sau:
Từ xa xưa y học cổ truyền đã sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo để tăng sức đề kháng cho cơ thể trước nhiễm trùng như cảm lạnh và cúm. Và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp như ho, khó thở, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn…(8) Đối với y học hiện đại, Đông Trùng Hạ Thảo được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác động tăng cường. Và điều hòa hệ miễn dịch. Từ đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trước sự tấn công của virus, vi khuẩn và các mầm bệnh từ môi trường.
Mặt khác, Đông Trùng Hạ Thảo kích thích sản sinh ATP là chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Làm tăng cường phản ứng miễn dịch của tế bào. Điều này có thể cải thiện cách cơ thể sử dụng oxy phục vụ cho các hoạt động hằng ngày (9),(10). Đây là điều đặc biệt cần thiết đối với nhu cầu năng lượng tăng của cơ thể, chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đến.
Đông Trùng Hạ Thảo tăng cường sức đề kháng
* Cân nhắc bổ sung Omega-3 (dầu cá) vào chế độ ăn uống. Omega-3 có thể giúp giảm tình trạng khô mắt hay gặp vào mùa đông. Và còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.(11)
* Bổ sung Vitamin A cũng giúp cải thiện tình trạng khô mắt.(12)
Omega-3 cải thiện tình trạng khô mắt
https://www.healthline.com/health/does-cold-weather-make-you-sick#culprits
https://www.wemjournal.org/article/S1080-6032(11)00201-8/fulltext
https://www.researchgate.net/publication/11099267_Acute_Cooling_of_the_Body_Surface_and_the_Common_Cold
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK232856/
https://www.healthline.com/health/dry-eyes-in-winter#takeaway
https://www.healthline.com/health/dry-eye/treating-chronic-dry-eye/managing-dry-eyes-in-every-season#The-Takeaway
https://healthywa.wa.gov.au/Articles/S_T/Staying-healthy-in-winter
John Holliday , Medicinal Value of the Caterpillar Fungi Species of the Genus Cordyceps (Fr.) Link (Ascomycetes), International Journal of Medicinal Mushrooms, January 2008
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1847515/
https://www.healthline.com/nutrition/cordyceps-benefits#TOC_TITLE_HDR_2
https://www.healthline.com/health/dry-eyes-in-winter#takeaway
https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-a-deficiency-symptoms#TOC_TITLE_HDR_3